Đại diện pháp luật là LĐNN của công ty tại Việt Nam có cần làm GPLĐ không ?
- Người viết: Ms. Hà Phương (Phoebe) lúc
- Hỏi đáp
- - 0 Bình luận
HỎI:
Người nước ngoài làm người Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng không có mặt tại Việt Nam, điều hành công ty từ xa, các văn bản giấy tờ của doanh nghiệp được gửi sang nước ngoài ký thì có cần làm GPLĐ không?
ĐÁP:
Với yêu cầu này của pháp luật doanh nghiệp thì nếu doanh nghiệp chỉ có một người Đại diện theo pháp luật thì bắt buộc phải đề nghị cấp giấy phép lao động cho người Đại diện theo pháp luật này bởi vì người Đại diện theo pháp luật luôn phải có địa chỉ cư trú tại Việt Nam để đáp ứng quy định của pháp luật về doanh nghiệp; trên cơ sở đó, cơ quan lao động xác định người Đại diện theo pháp luật này có cư trú và làm việc tại Việt Nam nên phải đề nghị cấp giấy phép lao động.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp đã cho phép doanh nghiệp (gồm công ty TNHH và công ty CP) có thể có nhiều người Đại diện theo pháp luật. Do đó, những doanh nghiệp có duy nhất một người Đại diện theo pháp luật như đã đề cập có thể đăng kí bổ sung thêm một người Đại diện theo pháp luật thứ 2 là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài có điều kiện thường xuyên cư trú tại Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp không phải thay đổi người Đại diện theo pháp luật nhưng đáp ứng được quy định là có ít nhất một người Đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam và cũng không phải đề nghị cấp giấy phép lao động cho người Đại diện theo pháp luật thứ 1 (tức là cho phép người Đại diện theo pháp luật thứ 1 tiếp tục giữ chức danh người Đại diện theo pháp luật mà không vi phạm pháp luật lao động). Tuy nhiên, việc có nhiều người Đại diện theo pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp phải có những quy định chặt chẽ trong Điều lệ của doanh nghiệp về việc người Đại diện theo pháp luật thứ 1 không có mặt ở Việt Nam, không trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp kể từ khi thành lập doanh nghiệp nhưng có quyền giám sát và quyết định đối với việc quản lý của người Đại diện theo pháp luật thứ 2 để vừa tuân thủ pháp luật Việt Nam vừa phù hợp với yêu cầu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Tương tự đối với trường hợp người đứng đầu VPĐD của thương nhân nước ngoài được quy định tại Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ.
ĐÁP:
Theo quy định tại Điều 12, Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người Đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam; theo đó, nếu doanh nghiệp chỉ có một người Đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Với yêu cầu này của pháp luật doanh nghiệp thì nếu doanh nghiệp chỉ có một người Đại diện theo pháp luật thì bắt buộc phải đề nghị cấp giấy phép lao động cho người Đại diện theo pháp luật này bởi vì người Đại diện theo pháp luật luôn phải có địa chỉ cư trú tại Việt Nam để đáp ứng quy định của pháp luật về doanh nghiệp; trên cơ sở đó, cơ quan lao động xác định người Đại diện theo pháp luật này có cư trú và làm việc tại Việt Nam nên phải đề nghị cấp giấy phép lao động.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp đã cho phép doanh nghiệp (gồm công ty TNHH và công ty CP) có thể có nhiều người Đại diện theo pháp luật. Do đó, những doanh nghiệp có duy nhất một người Đại diện theo pháp luật như đã đề cập có thể đăng kí bổ sung thêm một người Đại diện theo pháp luật thứ 2 là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài có điều kiện thường xuyên cư trú tại Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp không phải thay đổi người Đại diện theo pháp luật nhưng đáp ứng được quy định là có ít nhất một người Đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam và cũng không phải đề nghị cấp giấy phép lao động cho người Đại diện theo pháp luật thứ 1 (tức là cho phép người Đại diện theo pháp luật thứ 1 tiếp tục giữ chức danh người Đại diện theo pháp luật mà không vi phạm pháp luật lao động). Tuy nhiên, việc có nhiều người Đại diện theo pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp phải có những quy định chặt chẽ trong Điều lệ của doanh nghiệp về việc người Đại diện theo pháp luật thứ 1 không có mặt ở Việt Nam, không trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp kể từ khi thành lập doanh nghiệp nhưng có quyền giám sát và quyết định đối với việc quản lý của người Đại diện theo pháp luật thứ 2 để vừa tuân thủ pháp luật Việt Nam vừa phù hợp với yêu cầu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Tương tự đối với trường hợp người đứng đầu VPĐD của thương nhân nước ngoài được quy định tại Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ.
Viết bình luận